Sức Khỏe - Sinh Lý

Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Cần Mổ Không? 【Giải Đáp Chi Tiết】

1060

Trong lao động cũng như sinh hoạt hằng ngày, chúng ta có thể không may gặp phải trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước. Vậy đứt dây chằng chéo trước nên điều trị như thế nào? Khi bị đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không? Những thắc mắc này của bạn đọc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Tìm hiểu thêm: Đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua

Tổng quan về đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng này khi đầu gối bị một tác động mạnh nào đó. Trong đó, tổn thương dây chằng chéo trước mà chúng ta thường gặp là trường hợp bị đứt hoàn toàn. 

Tìm hiểu đứt dây chằng chéo trước  
Tìm hiểu đứt dây chằng chéo trước

Trước khi tìm hiểu về đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không, bạn nên biết một số thông tin cơ bản về loại dây chằng có vai trò quan trọng với khớp gối này. Dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament) giữ vai trò liên kết xương đùi và xương ống chân giúp làm vững vàng khớp gối, giữ cho xương chày đúng vị trí, tránh nguy cơ bị lệch.

Khoảng 50% trường hợp người bệnh bị tổn thương dây chằng chéo trước. Thì các cấu trúc khác như dây chằng bên cạnh, sụn chêm đầu gối đều bị tổn thương. Các số liệu còn cho thấy, tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới.

Dấu hiệu nhận biết

Đứt dây chằng chéo trước kèm với cơn đau ngay vùng khớp gối. Dấu hiệu chính dễ nhận biết đó là là âm thanh “lục cục” xảy ra tại lúc dây chằng bị đứt hoặc rạch. Ngoài ra cũng có thể cảm thấy đầu gối không còn ổn định và không thể chịu được lực tác động.

Nếu bạn đang đi bộ hoặc chơi thể thao, có thể bạn sẽ không thể tiếp tục được nữa. Vùng xung quanh khớp của bạn sẽ có dấu hiệu sưng phù trong vòng 1-2 giờ sau khi bị chấn thương, rất khó cử động hoặc không thể mở rộng đầu gối… Thậm chí có trường hợp có thể mất toàn bộ chuyển động ở đầu gối.

Dấu hiệu nhận biết tổn thương dây chằng đầu gối
Dấu hiệu nhận biết tổn thương dây chằng đầu gối

Nguyên nhân

Tuy đối tượng nữ giới thường dễ bị đứt dây chằng chéo hơn so với nam giới, nhưng về cơ bản ai cũng có thể có nguy cơ bị đứt dây chằng chéo như nhau.

Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương này là do đầu gối bị vặn, chẳng hạn như trong tư thế chân tiếp đất từ một bước nhảy nhưng người lại bị xoay theo hướng ngược lại; khi đang đi hoặc chạy bộ mà giảm hoặc dừng quá gấp khi đang chạy; khớp gối bị mở rộng…

Nguyên nhân khác nữa có thể là bị va chạm, tác động lực mạnh vào đầu gối từ một người khác hay một vật nào đó. Loại chấn thương này thường dễ thấy ở những người chơi môn thể thao với cường độ vận động mạnh, thay đổi hướng nhanh hoặc dừng lại đột ngột như: quần vợt, bóng chuyền, bóng đá… 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, chấn thương dây chằng đầu gối được phân loại thành 3 cấp độ như sau: 

  • Cấp độ 1: Dây chằng chéo trước bị giãn quá mức, tuy nhiên vẫn có thể giữ cho đầu gối được ổn định.
  • Cấp độ 2: Đây là tình trạng đứt một phần, dây chằng chéo trước bị kéo căng đến mức khớp gối bị lỏng lẻo.
  • Cấp độ 3: Ở cấp độ này, dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn. Có liên quan đến việc dây chằng chéo trước bị đứt rời, không thể kiểm soát được xương bánh chè. 
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước

Chẩn đoán

Để có thể đưa ra phác đồ điều trị, đầu tiên các bác sĩ chuyên khoa cần thăm khám và phân biệt dây chằng nào bị tổn thương. Mức độ chấn thương ra sao, phạm vi chuyển động của đầu gối chấn thương so với đầu gối lành. 

Đầu gối sẽ được kiểm tra kỹ càng và đánh giá mức độ tổn thương thông qua các triệu chứng sưng bầm, biến dạng, tràn dịch khớp gối (nếu có)… Sự ổn định của khớp gối là được xem yếu tố quan trọng nhất trong đứt dây chằng chéo. 

Đồng thời, các bác sĩ cũng có thể sử dụng các biện pháp chẩn đoán như chụp X-quang đầu gối để phòng nguy cơ gãy xương, phân biệt với tình trạng gãy mâm chày hoặc gai xương chày. Một số trường hợp, việc chụp MRI (cộng hưởng từ) cũng được chỉ định để giúp cho bác sĩ đưa ra được phương án điều trị tốt nhất.  

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Cùng với câu hỏi đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không, thì phương án phẫu thuật được chỉ định khi nào cũng là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Sự cần thiết của việc phẫu thuật sẽ tùy theo mức độ của chấn thương dây chằng chéo trước và ảnh hưởng của nó đối với người bệnh.

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?
Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ khi dây chằng chéo trước thuộc trường hợp sau:

  • Dây chằng chéo bị đứt hoàn toàn hoặc đứt 1 phần nhưng mất khả năng đứng vững.
  • Bệnh nhân đã trải qua quá trình tập phục hồi chức năng nhưng không hồi phục
  • Những người có nhu cầu vận động cao khớp gối
  • Teo yếu các cơ đùi, cẳng chân bởi khớp gối lỏng lẻo, đau gối
  • Dấu hiệu lỏng gối rõ.

Để có thể xác định vết rách dây chằng chéo trước là một phần hoặc toàn bộ, đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không. Các bác sĩ sẽ thực hiện thông qua 2 phương pháp kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra Lachman: Các bác sĩ sẽ thực hiện kéo thử xương chày về phía trước để kiểm tra, đánh giá sự toàn vẹn của khớp gối. Nếu như dây chằng chéo trước chưa bị tổn thương, thì xương sẽ không lệch hoặc chỉ lệch nhẹ.  
  • Thử nghiệm xoay chuyển: Phương pháp này bệnh nhân sẽ nằm ngửa, bác sĩ nâng chân lên và đặt áp lực xoay lên đầu gối của người bệnh. Nếu xương không có dấu hiệu dịch chuyển, thử nghiệm được cho là kết quả âm tính và dây chằng chéo trước chưa bị tổn thương nhiều. 

Đối với bệnh nhân có một phần dây chằng chéo trước bị rách. Các bác sĩ có thể đề nghị việc hoãn phẫu thuật để bệnh nhân dành thời gian chăm sóc xem dây chằng có thể tự khôi phục lại hay không. Còn đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị đứt dây chằng chéo trước nhưng không có nhu cầu vận động mạnh hoặc người lớn tuổi thì cũng ít khi được chỉ định phẫu thuật.

Sự cần thiết của việc phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tùy theo mức độ của chấn thương và ảnh hưởng của nó đối với người bệnh
Sự cần thiết của việc phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tùy theo mức độ của chấn thương và ảnh hưởng của nó đối với người bệnh

Các biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Nếu như gân không có tính đàn hồi thì dây chằng chéo lại có khả năng kéo giãn khá tốt. Chỉ khi bị tác động kéo căng quá mức mới dẫn đến tổn thương và khiến cho khớp gối trở nên lỏng lẻo, gây đau, khó khăn hơn trong khi di chuyển cũng như cử động. 

Nếu không may xảy ra tình trang dây chằng chéo bị đứt, nếu không được điều trị kịp thời thì dễ xảy ra biến chứng từ nặng đến nhẹ bao gồm: 

  • Tình trạng khớp mất ổn định 
  • Thoái hóa sụn
  • Thoái hóa khớp 
  • Tàn phế và cần phải thay khớp nhân tạo

Chính vì vậy, bạn nên chú ý điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt những biến chứng do chấn thương dây chằng chéo gây ra. 

Nhiều biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị đứt dây chằng chéo trước kịp thời
Nhiều biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị đứt dây chằng chéo trước kịp thời

Phương pháp phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không là mối quan tâm của nhiều người. Nếu lựa chọn phẫu thuật, bệnh nhân cần nắm thêm một số thông tin quan trọng được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Tổng quan về phương pháp phẫu thuật

Việc mổ dây chằng chéo trước thường được thực hiện sau 3 tuần kể từ thời điểm bị chấn thương. Khi tiến hành mổ tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ dùng một mảnh ghép gân khác ( gân bánh chè, gân tứ đầu đùi, mảnh ghép gân hamstring, …) để thay thế cho dây chằng đã bị đứt. Thời gian phẫu thuật dây cũng sẽ phụ thuộc vào phương pháp được lựa chọn và tình trạng dây chằng bị đứt hoặc rách ở mỗi người.

Nhiều bệnh nhân tin rằng phẫu thuật có thể giúp chức năng của dây chằng chéo trước của họ được khôi phục như cũ. Nhưng quan điểm này thực sự chưa chính xác vì vấn đề phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn thể trạng của người bệnh cũng như quá trình điều trị phục hồi của họ.

Tuy hiệu quả điều trị mang lại khá cao nhưng phẫu thuật dây chằng chéo trước không phải là sự lựa chọn lý tưởng trong mọi trường hợp.

Phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân
Phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân

Những rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật

Theo như nghiên cứu, mổ tái tạo dây chằng chéo trước cũng tiềm ẩn một số rủi ro phải kể đến như sau:

  • Có thể bị xuất huyết nặng hoặc trong mao mạch hình thành huyết khối
  • Tiếp tục tái phát cơn đau đầu gối
  • Có thể mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thải ghép (đối với những trường hợp nối ghép dây chằng cùng với phần mô người khác)
  • Nhiễm trùng
  • Khớp gối cứng và bị suy yếu
  • Phạm vi hoạt động của khớp gối bị giới hạn đáng kể.

Bên cạnh đó, trường hợp trẻ em bị rách dây chằng chéo trước thì phần sụn tăng trưởng (vai trò trong phát triển xương) có nguy cơ bị chấn thương.Vì vậy, sự thương tổn xảy ra ở bộ phận này có thể làm giảm sự phát triển một cách toàn diện của xương. Cộng với những rủi ro phẫu thuật nêu trên sẽ gây ảnh hưởng đến chấn thương sụn tăng trưởng theo chiều hướng tiêu cực. Do đó hầu hết bác sĩ đều không chỉ định làm phẫu thuật cho trẻ.

Chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Sau khi đã hết tác dụng của thuốc mê, bệnh nhân có thể được chỉ định xuất viện ngay hoặc được yêu cầu ở lại bệnh viện để theo dõi một vài ngày. Bác sĩ sẽ có một số hướng dẫn cho bệnh nhân như: 

  • Tư thế nằm đúng cách là nên kê cao chân, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Quan sát vết thương, có thể thực hiện chườm lạnh đầu gối để giảm phù nề 
  • Kiểm soát cơn đau sau mổ bằng những loại thuốc theo chỉ định bác sĩ. 
  • Bạn cũng cần tập đi bằng nạng,biết cách đeo nẹp hoặc nẹp đầu gối để giúp bảo vệ khớp gối sau phẫu thuật.
  • Chú ý đến vệ sinh vết mổ và thân thể.
  • Tuân thủ tập vật lý trị liệu.
Chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước
Chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần được đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng để tránh nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ cấu tạo các tế bào mô mới, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Cụ thể: 

  • Cung cấp thực phẩm nhiều vitamin A, B, C, E… có trong rau xanh và hoa quả.
  • Bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng đạm như cá, thịt, trứng, ngũ cốc… 
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm từ sữa, tôm cá nhỏ… 
  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 cần thiết cho cơ thể như cá hồi, cá thu, cá mòi… 

Trung bình thì thời gian làm lành sau khi tái tạo dây chằng chéo là từ 3 tháng. Tuy nhiên, để cơ thể tạo ra các sợi collagen như lúc nguyên tủy thì cần tối thiểu 6 tháng. 

Từ tháng thứ 6 trở đi thì bạn không sẽ còn bị hạn chế trong vận động cũng như sinh hoạt do ảnh hưởng của việc tổn thương dây chằng chéo trước. Cơ chân lúc này có thể phục hồi sức mạnh đạt đến 95% so với trước đây. 

Dr.Quynh – Chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp hàng đầu hiện nay

Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp Dr.Quynh sở hữu đội ngũ các chuyên gia giỏi chuyên môn cao, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình. Cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu hiện nay như: máy chụp CT, máy cộng hưởng từ thế hệ mới, máy đo mật độ xương, máy siêu âm… giúp phát hiện kịp thời những tổn thương và điều trị hiệu quả, nhanh chóng, an toàn, hạn chế tái phát. 

Dr.Quynh - Chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp hàng đầu hiện nay
Dr.Quynh – Chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp hàng đầu hiện nay

Chuyên khoa thực hiện chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật và  phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp Dr.Quynh còn sở hữu hệ thống phòng khám hiện đại, quy trình chăm sóc hậu phẫu một cách toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.

Nếu cần tư vấn và điều trị đứt dây chằng chéo trước cũng như các bệnh lý về cơ xương khớp, bạn có thể đặt lịch khám được điều trị theo địa chỉ sau đây.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0936.231.699
  • Sài Gòn: 002 Block A, EHOME S Nam, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đồng Nai: Phòng Khám Bác Sĩ Tâm
  • Kon Tum: 211 Duy Tân, Tp Kon Tum, Kon Tum
  • Email: DrQuynh.com@gmail.com
  • Website: drquynh.com

Trên đây là những giải đáp cho bạn về đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không. Hy vọng sẽ giúp bạn trang bị cho mình nhiều thông tin vô cùng hữu ích. Nếu vẫn còn thắc mắc cần tư vấn hoặc điều trị bệnh, bạn có thể liên hệ Dr.Quynh – Bác sĩ chỉnh hình cơ xương khớp để được hỗ trợ giải đáp tận tình!

4.5 ( 4 bình chọn )

Yến Hoàng Cung Manayi

https://manayi.vn
Manayi - Blog Sức Khỏe Làm Đẹp ❤️ Nơi Giúp Chị Em Tra Cứu Thông Tin Về Chăm Sóc Sức Khỏe Làm Đẹp Hàng Đầu Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm