- Khái Niệm Về Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
- Các Loại Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
- Cách Phân Biệt Những Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
- Huyệt đạo nằm trên đường kinh
- Huyệt nằm ở ngoài đường kinh
- Các huyệt Á thị
- Các Vị Trí Tử Huyệt Trên Cơ Thể
- 9 điểm tử huyệt trên vùng mặt và vùng đầu, cổ
- 14 điểm tử huyệt ở vùng ngực và bụng
- 8 điểm tử huyệt ở vùng lưng, eo và mông
- 5 điểm tử huyệt ở tay và chân
- Những Tác Dụng Đặc Biệt Của Các Huyệt
- Hướng Dẫn Bấm Huyệt Đúng Cách Và Hiệu Quả
- Hướng dẫn bấm huyệt trị sổ mũi
- Hướng dẫn bấm huyệt trị đau đầu, cảm cúm
- Hướng dẫn bấm huyệt trị đau tức ngực
- Hướng dẫn bấm huyệt trị đau bụng kinh
- Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau thắt lưng
- Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau cổ, dây chằng
- Hướng dẫn bấm huyệt điều trị khó ngủ, căng thẳng
- Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa chuột rút
Phương pháp bấm huyệt và châm cứu là những phương pháp quen thuộc trong Y Học Dân Tộc Cổ Truyền. Cả hai phương pháp này đều sử dụng cách kích thích vào các vị trí huyệt đạo trên cơ thể để chữa bệnh và đem lại hiệu quả cao. Vậy, huyệt đạo là gì? Tác dụng của các huyệt đạo? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để cùng giải mã về huyệt đạo nhé!
Khái Niệm Về Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
Huyệt đạo là khái niệm thuộc về kiến thức của Y học dân tộc cổ truyền nên với nhiều người đây có thể là một khái niệm hoàn toàn mới. Bạn có biết rằng nếu như vô tình tác động vào tử huyệt thì bạn có khả năng sẽ gặp nguy hiểm ngay tức thì không? Ngược lại, nếu tác động đúng vào một số huyệt thì lại có thể nâng cao khả năng sức khỏe của mình.
Huyệt đạo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như: khí huyệt, du huyệt, cốt huyệt,… nhưng huyệt đạo vẫn là tên gọi được dùng phổ biến nhất. Có rất nhiều định nghĩa về huyệt đạo nhưng theo ghi chép trong cuốn Linh khu thiên thập nhị nguyên thì đó là nơi để lưu thông khí huyết ra và vào cơ thể.
Huyệt đạo được chia đều khắp cơ thể. Trên cơ thể của chúng ta có đến 365 huyệt đạo, trong đó có 257 tiểu huyệt và 108 đại huyệt. Đặc biệt, trong số 108 đại huyệt này lại có đến 36 điểm là tử huyệt – những điểm này có thể dẫn có thể đến tử vong hoặc nguy hiểm nếu bạn tác động vào không đúng cách.
Huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của các chi, các cơ quan khác nhau trong cơ thể, việc tìm hiểu về huyệt đạo cũng giúp bạn hiểu hơn về cơ thể mình để sống khỏe mạnh nhất.
Các Loại Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố trong Báo cáo Danh mục châm cứu bấm huyệt Tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1991, có 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người. Các huyệt này sẽ nằm trên 12 đường kinh chính đó là:
- Thái âm phế
- Dương minh đại trường
- Thiếu âm tâm
- Thái dương tiểu trường,
- Thái âm Tỳ
- Dương minh Vị
- Thiếu âm Thận
- Thái dương Bàng quang
- Quyết âm Can
- Thiếu dương Đởm
- Quyết âm Tâm bào
- Thiếu dương Tam tiêu
Và 8 mạch kỳ kinh là:
- Đốc mạch
- Nhâm mạch
- Xung mạch
- Đới mạch
- Âm kiểu mạch
- Dương kiểu mạch
- Âm duy mạch
- Dương duy mạch.
Tìm hiểu thêm về: Huyệt dưỡng lão
Cách Phân Biệt Những Huyệt Đạo Trên Cơ Thể
Huyệt đạo nằm trên đường kinh
Huyệt đạo nằm trên đường kinh gồm nhiều loại khác nhau với đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Huyệt đạo nằm trên đường kinh gồm có:
- Huyệt nguyên
- Huyệt lạc
- Huyệt bối du
- Huyệt mộ
- Huyệt ngũ du
- Huyệt khích
- Huyệt hội
- Huyệt giao hội
Huyệt nằm ở ngoài đường kinh
Đây là loại huyệt đạo có vị trí nằm ngoài 12 kinh chính. Huyệt ngoài kinh phải có đủ các tiêu chí: là những huyệt thông dụng, có vị trí giải phẫu rõ ràng, có hiệu quả khi trị liệu lâm sàng và có khoảng cách ít nhất với huyệt trên đường kinh là 0,5 thốn. Có đến 48 huyệt ngoài kinh đáp ứng được các yêu cầu này và phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên khắp cơ thể.
Các huyệt Á thị
Huyệt nằm ở chỗ đau hay còn được gọi huyệt Á thị, huyệt đạo này khác biệt so với hai loại huyệt bên trên ở điểm nó không có vị trí cố định và không phải lúc nào nó cũng tồn tại. Chỉ khi huyệt Á thị xuất hiện lúc bạn có hiện tượng đau thì huyệt này mới có. Để xác định huyệt, bạn ấn vào vùng đau, nơi bạn cảm thấy đau gọi là huyệt Á thị.
Các Vị Trí Tử Huyệt Trên Cơ Thể
9 điểm tử huyệt trên vùng mặt và vùng đầu, cổ
Khu vực này có 9 huyệt đạo được cho là “tử huyệt” mà bạn nên tránh xa
Tử huyệt | Vị trí | Khi tác động |
Huyệt Bách Hội | Giao điểm của đường nối liền phần đầu trên của hai tai và đường tuyến chính giữa đỉnh đầu | Gây choáng và bất tỉnh cho đối tượng |
Huyệt Thần Đình | Các mép tóc trước trán hướng lên 5cm | Gây choáng váng (huyệt này ảnh hưởng trực tiếp tới não) |
Huyệt Thái Dương | Nằm ở phần lõm ở đuôi chân mày | Gây ù tai, tối mắt và say xẩm cho đối phương |
Huyệt Nhĩ Môn | ở chỗ khuyết ngay trước vành tai. có thể phát hiện bằng cách há miệng | Gây chóng mặt, ù tai |
Huyệt Tình Minh | Nằm ở đầu chân mày, ở góc khóe mắt trong | Gây hôn mê cho đối tượng |
Huyệt Nhân Trung | Nằm ngay dưới chóp mũi | Gây cảm giác hoa mắt chóng mặt |
Huyệt Á Môn | Nằm ở phía sau gáy, phần lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai | có thể làm câm tạm thời hoặc bất tỉnh |
Huyệt Phong Trì | Nằm ở chỗ lõm dưới xương chẩm, ngay sau dái tai | Làm hôn mê nếu ấn mạnh |
Huyệt Nhân Nghênh | Từ yết hầu dóng sang hai bên khoảng chừng 5cm | Tác động mạnh sẽ gây ứ khí, choáng đầu |
14 điểm tử huyệt ở vùng ngực và bụng
Vùng này có tới 14 điểm tử huyệt:
Tử huyệt | Vị trí | Khi tác động |
Huyệt Đản trung | Nằm ở giữa hai đầu vú làm chi phối thần kinh | Gây loạn thần và bất an |
Huyệt Cưu Vĩ | Nằm ở phía trên rốn và cách rốn khoảng 15cm | Va đập mạnh vào vùng huyệt Cưu Vĩ có thể gâychấn động tim, đọng máu, ảnh hưởng đến tĩnh mạch,mật, gan, gây tử vong |
Huyệt Cự Khuyết | Nằm ở phía trên rốn 9cm | ảnh hưởng trực tiếp đến gan, tim và mật |
Huyệt Thần Khuyết | Nằm ở ngay chính giữa rốn | Ấn mạnh vào huyệt này có thể gâybàng quang, chấn động ruột, tổn thương dây thần kinh sườn và mất dần đi sự linh hoạt. |
Huyệt Khí Hải | Nằm ở phía dưới rốn 4cm chi phối tĩnh mạch ở sườn | có thể gây ứ máu và làm giảm khả năng vận động |
Huyệt Quan Nguyên | Nằm ở phía dưới rốn 7cm, dùng để chi phối tĩnh mạch và dân thần kinh sườn | Làm chấn động ruột và gây ứ đọng khí huyết |
Huyệt Trung Cực | Nằm ở phía dưới cách rốn 10cm | Làm chấn động thần kinh, gây kết tràng chữ S và tổn thương cơ |
Huyệt Khúc Cốt | Nằm ở xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ | Làm tổn thương khí cơ toàn thân và gây ra ứ động khi huyết. |
Huyệt Ưng Song | Nằm ở ngay xương sườn thứ 3 bên trên vú | Huyệt này liên quan đến động mạch và tĩnh mạch, làm tim ngừng cấp máu và gây choáng váng |
Huyệt Nhũ Trung | Nằm ở ngay chính giữa đầu vú | có thể gây sung huyết hoặc phá khí |
Huyệt Nhũ Căn | Từ đầu vú dóng xuống khoảng 1 đốt xương sườn | Có thể gây sốc tim và tử vong nếu bấm nhầm huyệt này |
Huyệt Kỳ Môn | Ở xương sườn thứ 6 phía dưới núm vú | Tác động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến lá lách, ứ khí, gan và chấn động cơ xương. |
Huyệt Chương Môn | Nằm trên đường nối tuyến giữa nách với điểm cuối của xương sườn nổi số 1. Có thể xác định bằng cách co khép nách lại, huyệt nằm ngang với điểm cuối của khuỷu tay. Bên phải huyệt này là gan và bên trái là lá lách. | Nếu bấm mạnh huyệt này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan và lá lách. Đồng thời, cản trở sự lưu thông của máu và phá hoại màng cơ xương. |
Huyệt Thương Khúc | Từ giữa bụng (bao tử) dóng ngang sang hai bên khoảng 5cm | Làm ảnh hưởng đến thần kinh sườn, gây chấn động ruột, ứ huyết và tổn thương khí |
8 điểm tử huyệt ở vùng lưng, eo và mông
Vùng này có 8 vị trí huyệt đạo nguy hiểm chính là:
Tử huyệt | Vị trí | Khi tác động |
Huyệt Phế Du | Từ mỏm gai của đốt sống ngực thứ 3 dóng ngang sang 2 bên lưng khoảng 4cm | Huyệt chi phối tĩnh mạch, hệ thần kinh,động mạch sườn thứ 3, có thể gây chấn thươngphổi, tim, khí huyết khi ấn mạnh |
Huyệt Quyết Âm Du | Xác định như Phế du nhưng tính từ mỏm của gai đốt sống ngực thứ tư thay vì thứ ba. | Gây hại cho thành tim, tổn thương phổi,phá khí cơ, dễ gây tử vong |
Huyệt Tâm Du | Giống như trên nhưng bắt đầu từ mỏm của gai đốt sống ngực thứ năm | Khi chịu lực tác động mạnh sẽ gây phá huyết, làm tổn thương khí và thành tim |
Huyệt Thận Du | Cách xác định như trên nhưng bắt đầu là mỏm của dai đốt sống lưng eo thứ hai | Có thể gây tổn thương cơ gây liệt nửa người vì nó chi phối phổi |
Huyệt Mệnh Môn | Nằm giữa hai đốt sống thắt lưng thứ 3 và thứ 2 | Có thể làm liệt nửa người và phá khí cơ nếu bị tác động lực mạnh |
Huyệt Chí Thất | Từ mỏm gai đốt sống eo lưng thứ hai, dóng ngang qua 2 bên 6cm | Đập mạnh vào huyệt sẽ gây chấn động tĩnh mạch, thận, thần kinh bị tổn thương nội khí |
Huyệt Khí Hải Du | Dóng ngang qua hai bên 3cm từ mỏm gai của đốt sống eo lưng thứ ba | Nếu bị ấn mạnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quả thận, làm cản trở lưu thông máu |
Huyệt Vĩ Lư | Nằm ở ngay giữa xương cụt và hậu môn | Chi phối lưu thông khí huyết trên cả cơ thể |
5 điểm tử huyệt ở tay và chân
Bao gồm 5 huyệt vị nguy hiểm đáng chú ý sau:
Tử huyệt | Vị trí | Khi tác động |
Huyệt Kiên Tỉnh | Nằm ở ngay điểm cao nhất của vai | Nhấn mạnh sẽ làm tê bại, mất đi sự linh hoạt |
Huyệt Thái Uyên | Nằm ở chỗ lõm ngay lằn ngang cổ tay khi ngửa lòng bàn tay lên | Gây tổn thương nội khí và bách mạch bị cản trở nếu bị tác động lực mạnh |
Huyệt Túc Tam Lý | Nằm ở ngay trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay, từ bờ dưới xương bánh chè dóng xuống 6cm | Ấn mạnh có thể làm tê bại chân |
Huyệt Tam Âm Giao | Từ đầu nhọn của mắt cá chân hướng thẳng lên 6cm ngay sát bờ sau xương ống chân | Ấn mạnh huyệt sẽ gây ra tổn thương khí ở huyệt Đan điền và làm tê bại chân |
Huyệt Dũng Tuyền | Khi co ngón chân, huyệt này ở điểm lõm dưới lòng bàn chân | Nếu tác động lực quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng tới lưu thông khí huyết. Nhưng nếu ấn nhẹ nhàng, lại rất tốt cho sức khỏe |
Những Tác Dụng Đặc Biệt Của Các Huyệt
Y học hiện đại sau khi nghiên cứu đã chứng minh được rằng: Các vị trí được xem là huyệt đạo theo thuyết y học cổ truyền thường là những đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu.
Hay nói cách khác, tác dụng của các phương pháp trị liệu bằng huyệt đạo là hoàn toàn có căn cứ khoa học. Các huyệt có quan hệ chặt chẽ với hoạt động cơ học trên các chi và các cơ quan bên trong cơ thể, tuần hoàn máu, thậm chí là hệ thần kinh.
Như vậy, ngày nay, các nhà khoa học đã hoàn toàn công nhận sự hiện hữu của huyệt và tác dụng của bấm huyệt trị liệu.
Hướng Dẫn Bấm Huyệt Đúng Cách Và Hiệu Quả
Hướng dẫn bấm huyệt trị sổ mũi
Trong số 108 huyệt đạo ở trên cơ thể người, các vị trí vùng mặt nếu bạn xác định được và bấm đúng kỹ thuật sẽ điều trị được bệnh sổ mũi, ngạt mũi cực kỳ hiệu quả. Việc thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng với các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Dùng hai ngón tay cái miết nhẹ từ giữa chân mày đến phía đuôi và ngược lại.
- Bước 2: Day và nhấn vào huyệt ấn đường nằm giữa hai chân mày trong vòng khoảng 1 đến 2 phút.
- Bước 3: Miết dọc thẳng xuống hai cánh mũi và ra ngoài.
- Bước 4: Sử dụng ngón cái day ấn nhẹ nhàng từ cánh mũi sang hai bên tầm 1 cm.
- Bước 4: Thực hiện day và nhấn vào giữa ngón trỏ và ngón cái trên mu bàn tay. Mỗi bên thực hiện trong 1 đến 2 phút.
- Bước 5: Khép hai ngón này lại với nhau và ấn vào điểm nhô lên cao nhất.
Hướng dẫn bấm huyệt trị đau đầu, cảm cúm
Đau đầu và cảm cúm khiến đầu óc chúng ta trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Lúc này, người bệnh cần xác định các vị trí của huyệt đạo trên cơ thể để tiến hành xoa bóp, giúp khắc phục triệu chứng. Với cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụnghai ngón cái miết giữa hai đầu chân mày sang hai ngang và ngược lại.
- Bước 2: Từ vị trí giữa trán, vuốt nhẹ nhàng xuống đến vùng thái dương.
- Bước 3: Dùng một lực ấn vào vị trí huyệt đạo tại vùng đầu, đỉnh đầu.
- Bước 4: Bóp và ấn phía sau gáy với một lực vừa phải bằng ngón cái.
Hướng dẫn bấm huyệt trị đau tức ngực
Tình trạng đau tức ngực xuất hiện khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở và mệt mỏi trầm trọng. Việc áp dụng bấm huyệt đạo trên cơ thể dùng để điều trị ngay lúc này là hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể thực hiện dễ dàng với các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng lực của ngón tay cái xát và chà miết vào xương ức sang hai bên và ngược lại.
- Bước 2: Ấn và day tại ngực giữa, xương quai xanh và điểm nút của vùng xương chậu. Lưu ý duy trì động tác 1 đến 2 phút ở mỗi vị trí.
Hướng dẫn bấm huyệt trị đau bụng kinh
Phụ nữ vào kỳ đèn đỏ chắc hẳn sẽ phải trải qua cảm giác đau bụng kinh. Để có thể giảm đau nhanh chóng, bạn nên biết cách xác định các huyệt đạo trên cơ thể áp dụng các bước massage để giảm ngay cơn đau với các bước sau đây:
- Bước 1: Xoa hai lòng bàn tay vào với nhau để làm ấm lên.
- Bước 2: Áp nhẹ vào vùng bụng bị đau. Lặp đi lặp lại nhiều lần để cảm nhận được sự dễ chịu.
- Bước 3: Dùng lực ấn vào ngón trỏ cùng với phần ngoài của ngón áp út khoảng 1 đến 3 phút. Thực hiện động tác này đều cho cả hai bên.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau thắt lưng
Đau thắt lưng khiến bệnh nhân trở nên khó khăn trong việc chuyển động, thay đổi tư thế. Nếu không tìm cách bấm huyệt đạo trên cơ thể đúng với tình trạng đau thì lâu dần có thể trở nặng. Để tránh các bệnh lý về xương khớp ở vùng lưng, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Day và chà xát vào hai bên thắt lưng theo chiều từ trên xuống.
- Bước 2: Lặp lại động tác trên tại vị trí giữa lưng rồi ra sang hai bên và ngược lại.
- Bước 3: Duy trì massage trong vòng 3 phút thì bạn chuyển qua động tác đấm bóp.
- Bước 4: Bắt đầu nắm tay lại và thực hiện động tác này cho hai bên thắt lưng, chiều tác động từ trên xuống dưới.
- Bước 5: Sử dụng lực ngón tay ấn và day các huyệt gây đau mỏi nhất trong vòng 1 đến 2 phút.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau cổ, dây chằng
Triệu chứng căng cứng cổ và dây chằng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh tiền đình, nếu tình trạng trở nặng có thể gây mất cảm giác tạm thời, cự kỳ nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần áp dụng bấm huyệt để ngăn chặn triệu chứng bệnh như sau:
- Bước 1: Làm ấm các đầu ngón tay và nắm bàn tay lại.
- Bước 2: Day các vị trí ở phía trên, ở giữa lằn các đốt đầu ngón tay.
- Bước 4: Động tác được thực hiện với mỗi ngón trong vòng 1 đến 3 phút.
Hướng dẫn bấm huyệt điều trị khó ngủ, căng thẳng
Ngày nay, chứng mất ngủ xuất hiện phổ biến không những ở người cao tuổi mà cả người trẻ cũng có thể gặp tình trạng này. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc căng thẳng, hay lo âu và suy nghĩ nhiều. Do đó, bạn cần bấm các huyệt đạo trên cơ thể với các bước sau đây để ngăn chặn triệu chứng này:
- Bước 1: Sử dụng hai ngón cái miết và vuốt nhẹ từ giữa trán về hai bên và ngược lại.
- Bước 2: Ấn huyệt thái dương kết hợp động tác day nhẹ từ 1 đến 3 phút.
- Bước 3: Chuyển qua day huyệt sau gáy khoảng 2 phút.
- Bước 4: Ngửa bàn tay, tại vị trí lằn ngang cổ tay thẳng từ ngón út xuống, ấn 1 phút và đổi bên.
- Bước 5: Thực hiện tương tự giữa lằn chỉ cổ tay hướng lên 4 cm về hướng cẳng tay, ấn huyệt này từ 1 đến 2 phút.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa chuột rút
Chuột rút là tình trạng xảy ra khi bạn ngồi quá lâu ở 1 tư thế hay cử động bất ngờ với lực quá mạnh. Để khắc phục tình trạng, bệnh nhân cần thực hiện ngay các động tác dưới đây:
- Bước 1: Sử dụng lực tay ấn vào một số huyệt giữa phía trong lằn khoeo, giữa bắp chân và vị trí ở phía đối diện sau gân gót chân
- Bước 2: Xoa nhẹ phần mặt sau của bắp chân theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên trên. Động tác này làm cho máu lưu thông đều, giảm căng cứng hay tê bì do chuột rút gây ra.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến huyệt đạo như huyệt đạo là gì? Có những loại huyệt đạo nào? Hy vọng những thông tin ở trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức về huyệt đạo cũng như châm cứu nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)